Anh trai em từ quên lên Hà Nội học và lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh ra trường bắt đầu khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng. Gia đình em nghèo nhưng anh trai em là người chăm chỉ, có ý chí và khát vọng làm giàu. Anh yêu chị dâu em từ thời còn là sinh viên. Chị dâu học trung cấp, khá xinh xắn lại là gái Hà Nội nên được nhiều người theo đuổi.
Khi đã lấy nhau về chị vẫn thường xuyên bảo anh: "Anh lấy được em khác gì mèo mù vớ cá rán". Chị luôn có tư tưởng lấy anh em là ban ơn, là may mắn cho anh nên anh phải cung phụng, chiều chuộng chị.
Anh em cũng rất yêu và thương vợ nhưng vì kinh tế khó khăn, anh vừa ra trường công việc chưa ổn định nên mọi thứ không được như ý chị muốn. Hai anh chị thuê nhà của gia đình vợ để ở (nhà mẹ đẻ chị dâu có nhà cho thuê), việc thuê này trả tiền sòng phẳng. Ban đầu anh em muốn thuê chỗ khác nhưng chị dâu muốn được ở gần mẹ đẻ nên đòi thuê ở đây.
![]() |
Chị dâu tỏ ra khinh thường chồng và nhà chồng ra mặt (Ảnh minh họa) |
Từ ngày lấy nhau, chị mang thai luôn và thường xuyên kêu mệt nên đòi nghỉ làm. Thấy vợ sức yếu, anh em cũng đồng ý để chị ở nhà, anh đi làm gánh vác kinh tế cho cả gia đình.
Không nói thì mọi người cũng biết, một người đi làm nuôi ba người, lại còn cảnh thuê nhà nên cuộc sống của họ khó khăn, thiếu thốn đến mức nào. Bố mẹ em ở quê cũng không dư giả gì lại nuôi em ăn học nên không giúp được anh chị.
Từ đó, chị dâu tỏ ra khinh thường chồng và nhà chồng ra mặt. Chị không bao giờ gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng ở quê được một câu. Những lần bố mẹ em từ quê lên thăm cháu cũng khó ăn khó ở khi chị thường xuyên bóng gió việc anh em đang ăn nhờ ở đậu ở nhà vợ dù tiền nhà anh em trả và chưa lấy một đồng từ nhà vợ.
Cũng vì ở nhà mình, mỗi lần cãi nhau chị lại thẳng thừng đuổi chồng ra khỏi nhà. Lần đầu anh em giận dữ đã bỏ nhà đi suốt đêm nhưng vì thương con nhỏ nên anh lại quay về. Được đà chị càng lấn tới, dăm bữa nửa tháng chị lại gây chuyện.
Mỗi lần hai vợ chồng cãi nhau, anh em có lời nói nặng với vợ, chị lại ca bài cũ là đuổi anh ra khỏi nhà. Chị chửi cả bố mẹ chồng và em chồng. Bởi vậy, anh chị lấy nhau đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ em dám ở lại ăn một bữa cơm nào mỗi khi đến nhà chơi.
Nhưng rồi công việc của anh em ngày càng thuận lợi. Lúc này, em cũng ra trường đi làm và đỡ đần được bố mẹ nên nhà em không còn vất vả như xưa nữa. Năm 2013 anh em mua được miếng đất đầu tiên. Cuối năm đó, anh tiếp tục mua chiếc xe hơi 4 chỗ. Đến 2015 thì anh xây nhà hơn 1 tỷ, mua được 3 chiếc xe cho thuê hợp đồng. Ngoài ra anh cũng mua thêm một miếng đất để sau này cho con trai.
![]() |
Chị vẫn quen thói xúc phạm chồng và gia đình chồng nên thoải mái nói những câu chạm vào tự ái của anh (Ảnh minh họa) |
Anh đề nghị xây nhà lớn cho bố mẹ em ở quê nhưng bố mẹ em từ chối vì bố bảo: "Bố mẹ không sống được mấy nữa rồi. Hai con đều ở Hà Nội có xây nhà cao cửa lớn cũng có ai ở đâu".
Tưởng như kinh tế khấm khá, cuộc sống gia đình của anh cũng vì thế mà dễ thở hơn nhưng chị dâu em lại vẫn chứng nào tật nấy.
Chồng làm được 1 đồng thì chị đòi quản 2 đồng. Chị không sợ anh làm ăn thua lỗ bằng việc anh em đưa tiền về cho nhà chồng. Mỗi lần bố mẹ em lên chơi chị đều bóng gió những câu như ông bà lên đây để "đục két" con cháu. Ngày em cưới chồng, anh em tặng em chiếc dây chuyền 3 chỉ, anh nói: "Ngày mày đi học anh là con trai cả chẳng giúp được gì. Nay mày lấy chồng anh có tí quà cho 2 em".
Chỉ có thế chị nhảy dựng lên chửi anh rồi bỏ về đùng đùng khi đám cưới em đang diễn ra. Những chuyện đó như cái tát vào mặt gia đình em nhưng vì hiền lành bố mẹ em đều nhận nhịn bỏ qua.
Vợ chồng anh cãi nhau nhiều hơn. Chị vẫn quen thói xúc phạm chồng và gia đình chồng nên thoải mái nói những câu chạm vào tự ái của anh. Đã nhiều lần anh tâm sự rằng, anh hết tình cảm từ lâu, muốn chấm dứt nhưng nghĩ thương con nên nín nhịn. Anh càng nhịn chị càng lấn tới. Chị thoải mái tuyên bố: "Anh thích thì đi theo con nào thì đi để lại nhà cửa cho mẹ con tôi. Con nào nhiều tiền thì cặp mà mang tiền về đây. Ả nào mà cặp với anh thì tôi còn cảm ơn nó 500triệu".
Vì thế anh em thường xuyên không về nhà. Đỉnh điểm mâu thuẫn của họ là cách đây một tuần, em nghe chị dâu gọi điện khóc lóc, chửi anh em là đồ phản bội, ngoại tình. Hóa ra anh em có tình cảm với một em nhân viên trẻ trong công ty anh. Em kia hiện đang mang thai được 3 tháng. Chị dâu em muốn em gặp cô bồ kia rồi khóc lóc đòi đi đánh ghen nhưng bị anh em cản.
Anh tuyên bố sẽ để hết tài sản lại cho chị nuôi con. Anh chỉ lấy duy nhất chiếc xe hơi anh đang chạy và ra đi nhưng chị dâu em dọa tự tử, làm ầm ĩ mọi chuyện nên anh không dám đi sợ chị làm liều.
Thực sự bây giờ em không biết phải làm thế nào. Chuyện này anh em có lỗi nhưng chị dâu cũng không phải hoàn toàn vô tội. Em nên nói gì với anh trai, chị dâu và cả cô bồ kia? Mong mọi người tư vấn giúp em.
Phùng Ngọc Hoài(Hà Nội)
" alt=""/>Vợ tuyên bố: Chồng ngoại tình sẽ thưởng cô bồ 500 triệuThứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, 2 năm qua, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh đã ghi nhận những nỗ lực phi thường, những vất vả gian lao trong phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Khi đó, chúng ta đã triển khai thành công Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa”, khai trương 1.000 điểm cầu trên cả nước. Đến nay, Đề án đang được các nơi tích cực triển khai với hàng vạn lượt người bệnh được tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
Thông tin về thực trạng ứng dụng CNTT, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho hay, khảo sát với 732 cơ sở khám chữa bệnh chỉ ra rằng, hơn 62% cơ sở đã triển khai hệ thống lấy số xếp hàng; gần 46% cơ sở có màn hình thông báo điện tử; 46,5% cơ sở có hệ thống đặt lịch khám trực tuyến.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, 42,9% cơ sở khám, chữa bệnh đã có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án kết hợp in hồ sơ bệnh án giấy; 19,4% cơ sở có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án đã được thẩm định, kết hợp in hồ sơ bệnh án giấy. Chỉ 3% cơ sở có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án đã được thẩm định và bỏ bệnh án giấy; 2,4% cơ sở có bệnh án điện tử áp dụng chuẩn danh mục quốc tế SNOMED.
Cũng trong chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn những hạn chế như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển CNTT còn chưa tương xứng với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau, an toàn thông tin và nhiều yêu cầu về CNTT còn chậm triển khai, nguồn lực dành cho CNTT hạn chế…
Trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh dữ liệu chính là nguyên liệu, là đầu vào quan trọng của chuyển đổi số và cũng là một công cụ sản xuất, công cụ phục vụ công việc của các bệnh viện, các y bác sĩ.
“Năm 2023 tới đây Bộ TT&TT dự định sẽ đề xuất Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chọn là năm Dữ liệu số quốc gia. Bộ TT&TT rất mong Bộ Y tế sẽ chủ động có những đề xuất, giải pháp, có nhiều sáng kiến để thúc đẩy phát triển dữ liệu số trong lĩnh vực y tế, qua đó góp phần phát triển dữ liệu số quốc gia”, Thứ trưởng đề nghị.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, Thứ trưởng cho hay, cùng với việc phát triển dữ liệu, chuyển đổi số, cần chú trọng đến an toàn, an ninh mạng ngay từ đầu. Chuyển đổi số muốn nhanh, bền vững thì an toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời.
Đại diện Bộ TT&TT cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh quan tâm thúc đẩy để có một số mô hình chuyển đổi số mang lại hiệu quả vượt trội, từ đó tạo niềm tin, cảm hứng cho các cơ sở khác chuyển đổi số mạnh mẽ.
" alt=""/>Dữ liệu là yếu tố đầu vào quan trọng để thông minh hóa các dịch vụ y tếMọi người thích hỏi tôi cao bao nhiêu. Tôi chợt nhận ra hỏi ai đó bất kỳ số đo cơ thể nào khác sẽ là kỳ lạ và thô lỗ, nhưng thắc mắc về chiều cao của tôi có vẻ là bình thường. Sau khi tôi trả lời, họ nhìn chằm chằm vào tôi. "Chà", họ thường nói như vậy rồi rơi vào sự im lặng khó xử.
Đôi khi tôi nhận được những câu hỏi tiếp theo như "Anh có chơi bóng rổ không" và "Tôi có một người bạn rất cao - anh có biết anh ấy không?", "Anh có gặp khó khăn khi tìm quần áo không?" và cả "Anh có thể nhấc tôi lên được không?".
Cuộc thẩm vấn dường như vô tận.
Hẹn hò là điều xa lạ
Nếu hẹn hò trực tuyến, tôi phải nhớ cho mọi người biết chiều cao của mình. Đôi khi tôi đưa một bức ảnh được chụp cẩn thận vào hồ sơ để làm rõ điều đó. Đã có người nói với tôi rằng tôi "quá cao để hẹn hò".
Cũng có những người thực sự thích tôi vì chiều cao. Nhưng đôi khi mọi chuyện trở nên kỳ quặc hơn. Bạn sẽ không thể tin được số lần người khác hỏi liệu tôi có "tỷ lệ cân đối" hay không. Thật là quá đáng, nhưng họ vẫn hỏi như vậy.
Mọi người đưa ra những bình luận mang tính khiêu khích với tôi và liên tục bàn tán về kích thước của tôi. Tôi cũng gặp những người muốn nhận những bức ảnh tôi "trông giống như một người khổng lồ".
Không phù hợp với thế giới
Ngoài những điều trên, tôi còn có những thách thức hằng ngày khi đi lại. Khung cửa thấp nên tôi luôn bị đập đầu. Xe buýt và hầu hết các phương tiện giao thông công cộng khác không đủ chỗ cho đôi chân của tôi. Tôi thậm chí không thể đứng vững ở tàu điện ngầm và không vừa với hầu hết các ô tô.
Tôi cũng không thể mua quần áo, không có quần jean hay quần dài nào vừa với tôi. Giống như mọi cửa hàng đều quyết định rằng người cao không cần quần áo.
Điều tồi tệ nhất là ở các sự kiện đông người. "Bây giờ tôi không thể nhìn thấy. Bạn đang cản đường", một người hét vào mặt tôi. Vấn đề là tôi cản đường mọi nơi.
Mọi người nói: "Ước gì tôi có chiều cao như cậu" mà không cần suy nghĩ xem họ đang mong muốn điều gì. Họ dường như không nghĩ rằng tôi có thể cảm thấy khó chịu khi cơ thể mình liên tục bị bình luận. Tôi là người rất tự ti và không tự tin vào cơ thể của mình vì lý do này.
Vì vậy, lần tới khi bạn nhìn thấy một người siêu cao, hãy đến và trò chuyện với họ về bất cứ điều gì - ngoại trừ chiều cao của chúng tôi.